“Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông”.
Một trong số những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đó không thể không kể đến đó là do xe tải. Hiện nay, để Giám sát hành trình di chuyển của các phương tiện xe đường dài nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra khi lưu thông trên đường cũng như để có thể thuận tiện kiểm soát và giám sát được các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, giám sát tốc độ, vị trí trạng thái của xe. Theo lộ trình mà Bộ giao thông đã đưa ra ở Nghị định số 86/2014 của Chính phủ đã yêu cầu: các doanh nghiệp vận tải, vận chuyển hàng hóa có tải trọng từ dưới 3.5 tấn phải gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), đồng thời phải được Sở GTVT vận tải cấp “Phù hiệu Xe Tải” kể từ trước ngày 1/7/2018.
>> Xem thêm: Phí đường bộ ô tô năm 2018 mới nhất!
1, Quy Định Về Phù Hiệu Xe Tải.
Theo quy định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Đối với doanh nghiệp vận tải hàng hóa có tải trọng thiết kế dưới 3.5tấn trở phải đến sở GTVT để được cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đồng thời cấp Phù hiệu Xe tải để gắn trước kính xe khi tham gia giao thông vận chuyển hàng hóa cụ thể như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Đặc biệt kể từ ngày 1/1/2016, người điều khiển xe tải từ 10 tấn trở lên vận chuyển hàng hóa nếu phương tiện không gắn phù hiệu sẽ bị lập biên bản xử phạt hành chính từ 3 – 5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng từ 1 – 3 tháng. Còn đối với công ty sẽ bị xử phạt từ 8 – 12 triệu đồng.
2, Quy Định Về Việc Gắn Thiết Bị Giám Sát Hành Trình.
Thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) hay còn gọi là Thiết bị định vị ô tô là một ứng dụng hiện đại giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và xe tư nhân có thể theo dõi sát sao chiếc xe của mình lẫn quá trình lái xe của người lái cũng như các tính năng, tiện ích của sản phẩm một cách chi tiết và hiêu quả nhất.
– Các tính năng bắt buộc bao gồm:
+ Báo cáo thông tin về xe và lái xe (số VIN, biển số xe, số Sê – ri của thiết bị GSHT và ngày hiệu chỉnh gần nhất).
+ Báo cáo tốc độ vận hành của xe ( tốc độ vận hành trung bình mỗi phút của xe tương ứng với thời gian thực trong suốt hành trình chạy, tốc độ xe tức thời từng giây …).
+ Báo cáo hành trình xe….
+Quản lý trạng thái xe (Vị trí hiện tại của xe, tốc độ hiện tại của xe, trạng thái bật/ tắt máy, trạng thái xe dừng/ chạy, cảnh báo vượt tốc độ)
– Ngoài ra thiết bị còn có nhiều ứng dụng khác như quản lí, giám sát, trạng thái, lộ trình xe, xác định vị trí xe, định vị xe ở mọi địa điểm hoạt động….
Có thể thấy đây là một ứng dụng rất cần thiết và bắt buộc phải có đỗi với mỗi phương tiện.
Vì vậy theo Quy định, Nghị định 86 yêu cầu gắn thiết bị này trên các phương tiện vận tải với khoảng thời gian như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
>> Xem thêm: Thiết bị giám sát hành trình Vcomsat H7
Theo đó thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lí Nhà nước về hoạt động vận tải và quản lí hoạt động của đơn vị kinh doanh.
Như vậy có thể thấy rằng nước ta quyết tâm giảm thiểu tối đa các vấn đề về ATGT bằng việc áp dụng các công nghệ hiện đại như lắp đặt camera hành trình để phạt nguội xe vi phạm ATGT, lắp đặt trang thiết bị chữa cháy…Và bây giờ là các quy định về thiết bị giám sát với các loại xe tải. Tất cả là để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, mong rằng các doanh nghiệp vận tải sẽ chấp hành nghiêm các quy định mà chính phủ đã đề ra.