Thiết bị giám sát hành trình là thiết bị theo dõi, giám sát hành trình trực tuyến của xe. Nhờ đó, có thể biết được vị trí, hoạt động của xe ở bất cứ đâu. Bất cứ lúc nào. Theo Nghị định 86/2014/NĐ – CP và Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT thì trước ngày 1.7.2018 xe kinh doanh vận tải có tải trọng dưới 3.5 tấn bắt buộc lắp Thiết bị giám sát hành trình và làm phù hiệu.
Tính đến hiện tại, sau hơn 1 tháng thực hiện các chủ phương tiện đã nhanh chóng hoàn thiện. Tuy nhiên, Bộ GTVT lấy ý kiến dự thảo thay thế cho Nghị định 86/2014. Đáng chú ý là: Quy định việc xe lắp Thiết bị định vị phải bổ sung camera hành trình.
LIỆU CÓ PHẢI THAY MỚI THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH ?
Tại khoản 2, Điều 12 quy định: ” Thiết bị giám sát hành trình gắn trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-tai-ner. Xe đầu kéo rơ móc hoặc sơ – mi – rơ – moc hoạt động kinh doanh vận tải. Xe kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 20 tấn trở lên phải cung cấp dữ liệu bằng hình ảnh. Ghi nhận hoạt động của lái xe và đảm bảo theo lộ trình”
Như vậy, theo quy định này thì những xe có tải trọng lớn bắt buộc phải bổ sung thêm Camera hành trình. Để hỗ trợ ghi lại hình ảnh hoạt động của xe.
Cụ thể:
- Trước ngày 1.7.2022 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Với xe du lịch từ 9 chỗ trở lên.
- Trước ngày 1.7.2023 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.
- Trước ngày 1.7.2024 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 20 tấn trở lên.
- Trước ngày 1.7.2025 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ.
Bộ GTVT còn đề xuất thêm dữ liệu hộp đen phải lưu trữ thông tin về thời gian lái xe liên tục. Thời gian làm việc của lái xe trong ngày. Bổ sung xe trung chuyển vào loại phương tiện phải gắn hộp đen.
CHI PHÍ ĐÁNG LO NGẠI KHI THAY MỚI, BỔ SUNG THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH
Theo thống kê của đơn vị soạn thảo, có trên 340.000 xe ô tô kinh doanh vận tải phải thay mới thiết bị hộp đen. Dựa vào giá cũng như phí duy trì dịch vụ, số tiền bỏ ra vô cùng lớn. Có thể nói là lãng phí. Ước tính mới nhất, tổng chi phí lắp đặt thiết bị lên tới1.500 – 1.900 tỉ đồng. Phí duy trì dịch vụ rơi vào khoảng 500 tỉ đồng/năm
Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách đưa ra đề xuất : “Kiểm soát, quản lý phương tiện qua GPS quan trọng nhất là 3 yếu tố: tốc độ vận hành, thời gian hoạt động và chạy đúng hành trình. Hộp đen hiện nay hoàn toàn cung cấp đầy đủ 3 thông tin trên. Quan trọng là cách thức triển khai quản lý. Chưa có các nước tiên tiến nào trên thế giới ép buộc doanh nghiệp phải gắn GPS. Việc lắp hay không nên để tùy thuộc vào nhu cầu quản lý phương tiện của doanh nghiệp, hợp tác xã” .